Trong trường hợp mất điện đột ngột, chập điện thì máy phát điện công nghiệp luôn là lựa chọn lý tưởng, cần thiết cho nhiều cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện là nỗi băn khoăn của nhiều người. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của HQCPOWER nhé!
Máy phát điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện
1. Máy phát điện là gì?
Máy phát điện là thiết bị cung cấp nguồn điện khi xảy ra hiện tượng mất điện và để giúp các hoạt động thường ngày không bị gián đoạn hoặc các hoạt động đang sản xuất của các doanh nghiệp máy phát điện đã ra đời. Máy phát điện có rất nhiều hình dáng và công suất đa dạng có để đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng cả khách hàng.
Tìm hiểu thêm về dòng máy phát điện Isuzu
2. Cấu tạo của máy phát điện
Cấu tạo của máy phát điện công nghiệp
Nếu bạn biết cấu tạo của máy phát điện, việc vận hành máy sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Máy phát điện được cấu tạo nhiều bộ phận và chi tiết lắp đặt với nhau.
Các bộ phận chính của máy phát điện bao gồm:
-
Động cơ
-
Bảng điều khiển
-
Hệ thống nhiên liệu
-
Hệ thống sạc
-
Hệ thống xả và làm mát
-
Hệ thống bôi trơn
-
Hệ thống điều áp
-
Bộ xoay chiều
-
Hộp nắp chính
2.1 Mô tả chi tiết một số bộ phận chính của máy phát điện
Có thể nói đây chính là trái tim của máy phát điện. Nó chính là cơ năng đầu vào của máy biến áp. Kích thước của động cơ tỉ lệ với công suất điện được phát ra. Có một vài yếu tố bạn cần lưu ý trước khi đánh giá động cơ của máy phát điện, chi tiết các thông số kỹ thuật và lịch trình bảo hành, bảo trì sản phẩm.
-
Nhiên liệu sử dụng của máy phát điện: động cơ của máy phát điện được sử dụng nhiều loại nhiên liệu đa dạng khác nhau như khí tự nhiên, xăng hoặc dầu diesel. Các động cơ nhỏ hơn thường được sử dụng chủ yếu là xăng, các động cơ lớn hơn được sử dụng khí tự nhiên hoặc dầu diesel,... Các động cơ nhất định có thể vận hành được cả hai nhiên liệu khí tự nhiên và dầu diesel trong cùng một chế độ hoạt động.
-
Động cơ OHV (động cơ gắn ở xu páp ở nắp van trên): loại động cơ này khác với động cơ ở chỗ, van thải và van nạp của động cơ đều được đặt ở trên nắp xi lanh. Động cơ OHV có những ưu điểm sau:
-
Bền
-
Ít gây ồn trong quá trình vận hành
-
Thiết kế gọn gàng
-
Thân thiện với người tiêu dùng
-
Cơ chế hoạt động đơn giản
-
Mức độ xả thải thấp hơn
Tuy nhiên, loại động cơ này có giá thành tương đối cao so với các loại động cơ thông thường.
-
Ống gang đúc trong xi lanh: đây là lớp lót trong xi lanh của động cơ. Giúp giảm mài mòn, trầy xước, giúp động cơ kéo dài tuổi thọ. Các động cơ hầu hết đều được trang bị CIS, tuy nhiên cũng cần phải kiểm tra yếu tố này cho động cơ. Tuy không phải bộ phận có giá thành cao, tuy nhiên lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tuổi thọ của động cơ cũng như tuổi thọ của máy phát.
2.2 Hệ thống làm mát
Nước là chất làm mát cho máy phát, tuy nhiên vẫn có hạn chế sử dụng trong các tình huống đặc biệt như các loại máy phát cỡ lớn với công suất 2250KW hoặc lớn hơn nữa hoặc máy phát nhỏ sử dụng trong các thành phố. Hidro đôi khi cũng được sử dụng như một chất làm mát cho các loại máy có kích cỡ lớn bởi Hidro hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn các chất làm mát khác. Hidro giúp loại bỏ nhiệt khỏi máy phát điện và chuyển nhiệt thông qua bộ trao đổi nhiệt vào mạch làm mát thứ cấp và trong đó chứa nước phủ khoáng cũng như một chất làm mát. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao các loại máy phát điện cỡ lớn và nhỏ thường có thác nước bên cạnh. Cần phải kiểm tra hệ thống làm mát thường xuyên.
Xem thêm thông tin về máy phát điện công nghiệp Isuzu
2.3 Hệ thống xả thải
Mùi khí thải máy phát điện thải ra giống như mùi của bất kì động cơ diesel hay động cơ xăng nào khác và có chứa hàm lượng chất độc hóa học khá cao. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát một cách chặt chẽ. Không chỉ thế, chúng ta cần lắp đặt hệ thống khí thải chính xác để giải quyết lượng khí thải thải ra ngoài.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Máy phát điện không ‘’tạo ra’’ điện. Thay vào đó, máy phát điện sử dụng cơ năng mà nó được cung cấp để tạo ra sự di chuyển của điện tích trong cuộn dây qua một mạch điện ở phía ngoài. Dòng điện tích tạo nên nhờ vào dòng điện bên ngoài do máy phát điện cung cấp. Chúng ta có thể hiểu đơn giản cơ chế này hoạt động như cơ chế hoạt động của máy bơm nước, nó gây ra dòng nước, tuy nhiên nó không thực sự tạo ra dòng nước như người ta thường nghĩ.
Máy phát điện hiện đại hiện nay được hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguyên lý này được nhà bác học Michael Faraday chứng tỏ vào những năm 30 của thế kỷ 19. Ông phát hiện ra dòng điện tích có thể bị cảm ứng khi nó di chuyển qua một cuộc cảm, cũng như dòng mang điện tích biến thiên trong từ trường.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua bán máy phát điện uy tín, chất lượng tham khảo ngay tại đây: HQC Power
Cảm ơn bạn đã theo dõi