• Kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

  • Kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

    Phân tích ➡️➡️➡️ma trận SWOT được áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay giúp mang lại sự hiệu quả trong việc phát triển. Vậy phân tích SWOT là gì? Kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cùng FPT Skillking tìm hiểu vấn đề này ngay dưới bài viết sau đây!

    Khái niệm về phân tích SWOT là gì?

    Phân tích SWOT được sử dụng như một công cụ phân tích kinh doanh cực kỳ phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Mô hình này có thể áp dụng đối với hoạt động kinh doanh của tất cả các mô hình doanh nghiệp. 

    Trong phân tích mô hình SWOT thường được trình bày dưới dạng ma trận được chia thành 4 phần tương ứng với từng yếu tố. Cách trình bày như vậy dễ hiểu, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ xác định được nhân tố bên trong và bên ngoài, căn cứ theo nguồn lực hiện có và tính chất sản phẩm mà họ đang kinh doanh.

    Khái niệm về phân tích SWOT là gì?

    Các bước phân tích mô hình SWOT hiệu quả

    Bạn đang quan tâm đến mô hình phân tích SWOT nhưng lại chưa biết cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây: 

    Thiết lập mô hình SWOT

    Trước tiên khi lập chiến lược thì bạn cần phải thiết lập mô hình SWOT dưới dạng bảng có đầy đủ 4 yếu tố S, W, O, T và các yếu tố mở rộng là SO, WO, ST, WT. Sắp xếp các yếu tố này ở các vị trí hợp lý. Sau đó, hãy tận dụng các câu hỏi để thu thập các thông tin liên quan và điền vào bảng. Việc thiết lập bảng phân tích SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan và có thể dễ dàng kết hợp chúng lại với nhau để đánh giá và so sánh, theo ➡️➡️➡️FPT Skillking - Trường Đào Tạo Digital Marketing Chuẩn Quốc Tế.

    Thiết lập mô hình SWOT

    Xác định và phát huy tối đa điểm mạnh

    Để các điểm mạnh được phát huy tối đa hạt hiệu quả cao thì bạn có thể kết hợp với các thành phần trong Opportunities. Tuy nhiên để có thể khai thác được tất cả các điểm mạnh thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ yếu tố Strengths và Opportunities để tìm ra những thành phần có thể kết hợp được với nhau.

    Ví dụ: Kênh social media là điểm mạnh thì bạn có thể tận dụng phát triển các chiến lược truyền thông dạng review – một xu hướng mới hiện đang thu hút hầu như tất cả người dùng mạng xã hội.

    Chuyển hóa các rủi ro thành cơ hội

    Khi nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn thì bạn cũng cần phải biết cách biến chúng trở thành cơ hội thông qua việc tận dụng các tiềm lực và thế mạnh mà mình đang sở hữu. Ngoài ra, bạn cần phải đánh giá kỹ trước khi tiến hành thực hiện bởi không phải urit ro nào cũng có thể chuyển hóa thành cơ hội được. 

    Ví dụ: Thương hiệu quán trà sữa của bạn mới mở và chưa được nhiều người biết đến nhưng bạn lại sở hữu đội ngũ làm social media tốt. Từ đó, bạn có thể tận dụng để nghiên cứu ra chiến dịch quảng bá trên trên các kênh social media để phát triển thương hiệu của mình.

    Chuyển hóa các rủi ro thành cơ hội

    Tận dụng các cơ hội sẵn có

    Việc tận dụng cơ hội sẵn có sẽ phụ thuộc vào độ nhạy bén và khả năng nhìn thấy cơ hội thị trường của bạn. Cùng với đó là sự kết hợp của những khiếm khuyết trên thị trường và cơ hội để tạo ra cơ hội cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tự cải thiện các điểm yếu của tổ chức thật nhanh để nắm bắt kịp các cơ hội hiện có. 

    Tìm ra phương án, loại bỏ các rủi ro tiềm ẩn

    Điều này có nghĩa là bạn phải đoán được những đe dọa nào sẽ đến với doanh nghiệp để có kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thành thật nhìn nhận mọi thứ để từ đó xác định được vấn đề để đề xuất hướng giải quyết.

    Ví dụ: Tỷ lệ cạnh tranh của các quán trà sữa ngày càng tăng cao nhưng quán của bạn lại không có gì nổi bật. Vậy nên bạn cần tập trung định vị và phát triển thương hiệu, tìm ra các loại thức uống mới độc quyền... 

    Lời kết

    Trên đây là chia sẻ về kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong mô hình ➡️➡️➡️SWOT mà bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

  • Should be Empty:
Jotform Logo
Now create your own Jotform - It's free! Create your own Jotform