Từ trước đến nay sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Do vậy, trẻ cần được bú sữa mẹ 100% trong 6 tháng sau sinh, sau đó duy trì cùng với ăn dặm cho đến khi 24 tháng tuổi. Tuy nhiên trường hợp mẹ bị tắc sữa hay không có sữa xảy ra nhiều khiến cho trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Vậy nên các mẹ cần nắm được các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ giúp ngăn ngừa tình trạng này, duy trì nguồn sữa cho trẻ cùng ➡️➡️ Golmart Việt Nam - Cùng Bạn Mua Sắm Thông Minh, Tiết Kiệm tìm hiểu ngay.
Các yếu tố làm tăng tiết sữa mẹ
Có rất nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày hay tinh thần của mẹ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.
Do tinh thần căng thẳng, mệt mỏi
Sau khi sinh, tinh thần của người phụ nữ sẽ không tránh khỏi những căng thẳng, mệt mỏi do phải chăm sóc con cái và lo toan việc gia đình. Đây là yếu tố thường gặp nhất làm giảm tiết sữa mẹ.
Vì thế, người mẹ hãy cố gắng giữ cho tinh thần thật thoải mái, chia sẻ tâm sự với người thân để tránh bị áp lực quá. Đặc biệt, người chồng cũng nên ở bên cạnh san sẻ, tâm sự, giúp đỡ để vợ không bị stress làm giảm tiết sữa mẹ.
Do sức khỏe giảm sút
Sau khi sinh, người mẹ sẽ dễ mắc phải các loại bệnh lý hơn do sức khỏe bị giảm sút khá nhiều. Những loại bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của mẹ, đặc biệt nó còn tác động mạnh đến hoạt động điều tiết sữa mẹ.
Ngoài ra, người mẹ cần phải uống thuốc trị bệnh nên phải cho con kiêng bú trong nhiều ngày. Điều này khiến tuyến sữa không được kích thích tiết đều đặn dẫn đến mất dần sữa, thậm chí không có sữa khi cho con bú trở lại.
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến giảm tiết sữa mẹ, đặc biệt với những mẹ muốn giảm cân giữ dáng sau khi sinh.
Bên cạnh đó, hoạt động giảm tiết sữa mẹ còn bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý đi kèm với các triệu chứng như đau tức vùng vú, sưng vú,... Khi đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ
➡️➡️ Tìm hiểu thêm thông tin tại: cửa hàng mẹ và bé uy tín
Các yếu tố làm tăng tiết sữa mẹ
Với tình trạng sữa mẹ giảm tiết ít, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau để tăng tiết sữa hiệu quả:
Cho trẻ bú càng sớm càng tốt
Động tác mút sữa của con làm tăng tiết sữa mẹ rất tốt. Thậm chí khi mẹ chưa có sữa, chỉ cần trẻ bú để gọi sữa thì sữa sẽ về nhanh và còn bú được lượng sữa non đầu tiên quý giá. Trẻ càng bú thì lượng sữa mẹ tiết ra càng nhiều do sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ.Tác động mút sữa của con sẽ giúp mẹ tăng tiết sữa
Khi cho con bú, mẹ hãy nghĩ đến bé bằng tình yêu thương. Tâm lý này giúp kích thích oxytocin, có lợi cho việc tiết sữa. Ngược lại, nếu mẹ cho con bú trong trạng thái tự ti, lo lắng, nghĩ sữa mình không tốt sẽ cản trở phản xạ này.
Làm trống bầu sữa sau khi cho con bú
Đây cũng là cách khá hiệu quả làm tăng tiết sữa mẹ. Sau khi cho con bú, người mẹ hãy hút cạn bầu sữa để lượt sữa sau về nhanh hơn. Hãy cho trẻ bú tầm 20-30 phút tùy vào lực của bé. Thường trẻ em rất hay tò mò về mọi thứ xung quanh nên chúng sẽ ngó nghiêng giãy dụa khi đang bú, vậy nên mẹ hãy cho em bú ở nơi yên tĩnh để bé có thể tập trung hơn.
Mẹ nên cho con bú đúng cách, bú hết bầu này mới chuyển sang bầu khác để tận dụng hết nguồn sữa trong bầu ngực của mẹ. Nhất là khi lượng sữa cuối bầu chứa rất nhiều chất béo giúp trẻ tăng cân.
Gần gũi, trò chuyện với con trước khi cho bú
Cách tăng tiết sữa mẹ này nghe có vẻ khó tin nhưng nó thực sự mang đến hiệu quả rất tốt. Để kích thích dòng sữa về mẹ hãy gần gũi và trò chuyện với bé thường xuyên hơn. Phụ nữ dường như được sinh ra để làm mẹ, vậy nên chỉ cần gần gũi với con thì sữa mẹ sẽ tự động được tiết ra.
Trò chuyện với con giúp kích thích dòng sữa chảy về
Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng
Một cách đơn giản làm tăng tiết sữa mẹ tại nhà là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Các loại thực phẩm như: cháo, chè mè đen, các loại ngũ cốc,… rất tốt cho mẹ đang cho con bú. Chế độ ăn của mẹ nên đảm bảo có đầy đủ các nhóm thực phẩm bổ dưỡng: đạm, béo, đường bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các chất này vừa bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vừa giúp tăng tiết sữa mẹ. Lượng sữa mẹ dồi dào sẽ giúp bé có cơ hội phát triển toàn diện.
Với bài viết trên, bạn có thể tham khảo các yếu tố làm tăng và giảm tiết sữa mẹ. Từ đó, hãy xây dựng một lối sống phù hợp để cả ➡️➡️ mẹ và bé đều có sức khỏe tốt và phát triển khỏe mạnh nhé.